Điều
tò mò đầu tiên khi xem bộ phim là tên của Pi. Sau những lời diễn giải rông dài
thì Pi (‘Pai’) từ là số Pi (π)
Hãy
bắt đầu từ một triết lý về số Pi (π) – tên của nhân vật chính trong bộ phim. Đó
là một hằng số chỉ tỷ lệ giữa chu vi và đường kính của bất cứ đường tròn nào.
Thế nhưng số π cũng là một con số đặc biệt với cái đuôi dài bất tận mà đã tốn
biết bao trí tuệ, công sức, đam mê và tâm huyết của các thế hệ các nhà toán học.
Nhưng,
rút cục thì số Pi vẫn là một hằng số mà bất cứ một em học sinh nào tiếp cận với
toán học đều có thể sử dụng. Thậm chí trong nhiều đáp số, người ta cũng không cần
quan tâm đến trị số tuyết đối của số Pi, vì nó cũng chỉ là một hằng số. Vậy tại
sao con người phải loay hoay với từng con số bên trong nó trong suốt hàng thế kỷ?
Tư
duy có lẽ là quà tặng lớn nhất mà tạo hoá đã mang đến cho loài người. Nhưng dường
như, nó cũng chính là bi kịch lớn nhất của con người. Hai trong số những giá trị
mà tư duy mang đến cho con người niềm tin tôn giáo, và khoa học. Hai giá trị
song hành này đã đẩy con người và một cuộc tranh luận không hồi kết, thậm chí đổ
biết bao nhiêu xương máu, chỉ để xác định đâu mới là giá trị đích thực của con
người. Chính những mâu thuẫn giữa những giá trị do tư duy tạo ra đã đẩy con người
vào một thế giới của vô vàn những cung bậc cảm xúc và những trạng thái lẫn hành
vi khác nhau, từ đỉnh cao cho tới vực sâu. Tư duy đưa con người tới tham vọng
chế ngự thế giới bằng niềm tin và kho tri thức bất tận. Nhưng có một “hằng số bất
biến” nằm ngoài tư duy – đó chính là giới hạn của một bộ não con người với một
tuổi thọ nhất định.
Hãy
quay trở câu chuyện của Pi. Cũng như những cậu bé đang trưởng thành khác, Pi luôn
có nhu cầu đi tìm lời giải cho những thắc mắc trong cuộc sống. Sống trong một
gia đình có mẹ là đại diện cho niềm tin tôn giáo, Pi đã lần lượt đi tìm sự lý
giải về cuộc sống thông qua những kinh điển của Hindu giáo, Thiên chúa giáo và
Hồi giáo. Niềm tin từ những đấng siêu nhiên phần nào là chỗ dựa niềm tin để cậu
sống qua thời thơ ấu vốn rất yên bình trong một gia đình khá giả. Trong khi đó,
bố của Pi lại là một nhà khoa học. Dù không hẳn là quay lung với tôn giáo,
nhưng ông vẫn tin vào sự lý giải của khoa học. Ông không muốn con mình chạy
theo những lý tưởng hay triết lý mơ hồ. Dĩ nhiên, trong một môi trường gia đình
vốn yên bình và một xã hội đầy ắp niềm tin tôn giáo thì với Phi, lời dạy của
cha sẽ là một tri thức khó hiểu, cho đến khi cậu gặp biến cố cuộc đời…
Thoát
nạn một cách thần kỳ sau khi con tàu bị đắm, kéo theo toàn bộ gia đình mình, Pi
chỉ còn lại một mình giữa biển cả với con hổ Bengal Parker trong cuộc đấu tranh
sinh tồn giữa sự sống và cái chết mà kẻ thù chính là thiên nhiên vĩ đại và con
hổ dữ. Nếu như thiên nhiên vĩ đại chính là một thử thách mang tính kinh điển của
con người kể khi xuất hiện trên thế giới, thì có lẽ nhân vật con hổ được Lí An
xây dựng chính là thử thách nội tại. Nói cách khác, Pi và hổ Parker chính là
hai mặt con-người của Pi. Tưởng chừng như chiến thắng được thien nhiên là điều
vĩ đại mà Pi đã làm được, nhưng bi kịch khiến ‘Pi-người lớn’ phải rơi nước mắt
chính là anh đã bất lực trong việc hiểu được bản năng ‘con’ của mình. Trong cuộc
chiến đấu giữa anh với Parker giữa biển cả, Pi là hiện thân của những điều lý
tưởng mà một ‘người’ khao khát tạo ra. Anh đã không thể giết hại Parker dù anh
đã có cơ hội. Trong khi đó, Parker là đại diện cho phần ‘con’, chỉ chực ăn thịt
Pi cho đến khi cái phần ‘con’ đó không thể làm được vì kiệt sức. Đáng nói là
trong cuộc chiến đó, niềm tin hay sự chỉ dẫn của khoa học không giúp anh tiến gần
với Parker. Chỉ có lợi ích về sự sinh tồn đã kéo cả hai xích lại gần nhau. Bi kịch
là ở chỗ, Pi-người đã nhầm tưởng đó là một thành tựu lo lớn mà mình đã làm được,
một thành tựu, mà với anh, lớn hơn rất nhiều so với cuộc chiến dữ dội với thiên
nhiên. Nhưng cái kết của nó là gì? Khi anh tìm lại được thế giới của mình – thế
giới của người, Parker đã bỏ đi không ngoái đầu trở lại.
Thất
vọng, hay bi kịch của Pi đã phần nào cho thấy khát khao khám phá, đấu tránh
trong chính bản thân mình của con người vượt lên trên tất cả sự khám phá, hay đấu
tranh với thế giới bên ngoài. Và sự đấu tranh trong nội tại đỉnh điểm nhất dường
như không còn giữa những mâu thuẫn của tư duy, mà chính là mâu thuẫn của hai mặt
căn bản ‘con’ và ‘người’. Tại sao Parker không bỏ đi khi Pi đi đến đảo “ăn thịt”
với hàng ngàn con chồn sẽ là bữa ăn no nê không bao giờ hết của Parker? Bởi hòn
đảo đó không phải là thế giới của người, cũng không phải thế giới của con. Ở đó
tuy đầy cám giỗ nhưng cả hai vẫn nhận ra sự mong manh của tồn tại và cả hai vẫn
cần đến nhau. Chỉ đến khi, Pi tìm lại được với người, phần ‘con’ tách bạch của
Pi mới biết mất. Ở thế giới đó, không cần thiết chỗ cho một phần ‘con’ rõ rang
để đấu tranh cho sự tồn tại. Đó là thế giới của tư duy phức tạp với những tham
số thiên biến vạn hoá. Chả thế mà nó có thể chấp nhận bất cứ câu chuyện nào Pi
kể trong cuộc đấu tranh với biển cả để tồn tại. Như Pi đã nói: “Người ta thường
chỉ thấy những gì người ta muốn thấy”.
Cảm
xúc của Pi, tiếng gào thét của Pi khi Parker bỏ đi là có lẽ là đỉnh điểm của nỗi
thất vọng của cảm giác vừa mất đi một giá trị mà mình đã nhận thức được. Đó là
một giá trị cốt lõi của bản thân, cái giá trị đảm bảo sự tồn tại tư duy. Một
giá trị hiển hiện, nhưng phải đến một biến cố mới có thể nhận ra. Nhưng đó cũng
là một giá trị lạnh lùng, như chính một cái hằng số mà trong ai cũng có. Parker
chính là hằng số Pi chứa đứng vô vàn những gía trị tư duy mà Pi đã đúc kết từ
thuở ấu thơ cho tới khi thoát nạn từ biển khơi. Pi đã thừa nhận, không có
Parker, Pi không thể sống sót, cho dù Parker luôn chực ăn thịt Pi. Đúng vậy,
không còn cái vỏ của ‘con’, ‘người’ làm sao có thể tồn tại? Triết lý mà bộ phim
đưa ra có lẽ đã vượt lên trên những tranh luận về tư duy hay tư tưởng để trả
con người về với vấn đề căn bản nhất: Tồn tại. Tất nhiên, tồn tại ở đây không
phải là tồn tại của thể xác đơn thuần, bởi rõ ràng, không có Pi, Parker cũng đã
chết.
Có
lẽ vì vậy, câu chuyện Pi kể lại cho nhà văn được kể lại trong một trạng thái
“thiền” nhất, ngoại trừ giọt nước mắt (nếu không nhầm) khi nói đến chuyến
Parker bỏ mình mà đi. Có câu: “sống để mà sống chứ không phải để chuẩn bị sống”,
hay “đi để mà đi”. Phải chăng đó là nội hàm của “tồn tại”?
Trong
suốt bộ phim, không một lần đạo diễn nhắc tới đạo Phật, dù Ấn Độ là khởi nguồn
của đạo Phật, ngoại trừ một người đồng hành trên tàu là Phật tử, và một cảnh
toàn đảo “ăn thịt” có dáng Đức Phật đang nằm, cùng bông hoa Pi mở ra như một
đoá hoa sen. Nhưng những gì đọng lại sau bộ phim là những triết lý mang đậm chất
“thiền”.
Một
bộ phim đáng để xem.
No comments:
Post a Comment